Mã Nguồn Mở Là Gì? Bật Mí Điều Cần Biết Về Mã Nguồn Mở

Mã nguồn mở là một khái niệm phổ biến và được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực thiết kế website hay lập trình phần mềm. Trong lĩnh vực thiết kế website thường sử dụng mã nguồn mở như một chọn lựa tối ưu. Vậy mã nguồn mở là gì? Bạn có thực sự hiểu hết về mã nguồn mở không?  Hãy cùng công ty thiết kế web Đà Nẵng BEHA nhau tìm hiểu về nó thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Mã nguồn mở là gì?

1.1. Khái niệm về mã nguồn mở

Mã nguồn mở (Open Source) là phần mềm cho phép người dùng tải về, chỉnh sửa và nâng cấp thêm các tính năng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện nay. Bạn có thể đóng góp thêm nội dung vào mã nguồn nhằm cung cấp thêm những lợi ích và tính năng vượt trội hơn. 

mã nguồn mở

Open Source thường được phát hành miễn phí và thuộc quyền sở hữu của các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ. Trong thiết kế website, Open Source được dùng để tạo giao diện, đảm bảo chuẩn SEO và hỗ trợ các tính năng theo yêu cầu của người dùng. Khi dùng Open Soure, lập trình viên không cần viết code mà chỉ cần sử dụng mã nguồn có sẵn và chỉnh sửa sao cho phù hợp.

1.2. Một số ví dụ về Open Source

mã nguồn mở

Một số Open Source như: PHP, Java… Ngoài ra, còn có những Open Source một phần như: .NET. Mã nguồn này thực ra là mã nguồn mở nhưng người sử dụng phải trả tiền gián tiếp thông qua cách mua hệ điều hành Windows, chứ không được dùng trực tiếp như trên hệ điều hành MAC OS.

Ngoài một số ngôn ngữ lập trình Engine game thì cũng có một số ngôn ngữ không thuộc phần mềm Open Source như: Unity. Nếu bạn tạo ra một game bằng mã nguồn này, thì bạn chỉ được dùng thoải mái chứ không được bán. Vì nếu bạn bán thì bản quyền sẽ bị store link report, khiếu nại khiến cho game bị khai tử. Nếu bạn muốn thương mại hóa hãy mua bản quyền từ bên sở hữu ngôn ngữ lập trình.

2. Lợi ích của mã nguồn mở

mã nguồn mở

  • Mã nguồn mở phần mềm hoàn toàn miễn phí, bạn có thể chia sẻ chương trình cho bạn bè hay bất cứ người nào khác. Bạn có thể sử dụng mang mục đích thương mại mà không phải trả phí bản quyền. 
  • Nếu xuất hiện khe hở bảo mật thì mã nguồn mở sẽ xử lý kịp thời, nhanh chóng hơn so với các phần mềm có bản quyền.
  • Đặc biệt, hệ thống Open Source trên nền tảng UNIX hoạt động vô cùng linh hoạt. Vì chúng được xây dựng trên các khối linh hoạt và được miêu tả rất chi tiết.
  • Cộng đồng hỗ trợ Open Source rất đông đảo. Ước tính lên đến vài triệu người. 
  • Website không bị phụ thuộc bởi bất kỳ một công ty nào.
  • Nhờ tính năng miễn phí nên có rất nhiều lập trình viên đã tận dụng chúng tạo ra những phần mềm hữu ích. 

3. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng mã nguồn mở

Nếu bạn đã hiểu mã nguồn mở là gì, thì bạn cũng nên tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến ưu điểm và nhược điểm của mã nguồn mở. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn tìm hiểu.

3.1. Ưu điểm

  • Mã nguồn mở cho phép điều khiển và quản lý những phần có thể hoạt động, những phần nào không.
  • Vì được thiết kế dưới dạng mở nên mọi người có thể tự do phát triển tính năng của phần mềm. Đây là đặc điểm nổi trội giúp các lập trình viên thể hiện khả năng sáng tạo của chính mình.
  • Open Source đảm bảo tính bảo mật và tính an toàn cao hơn so với các phần mềm độc quyền khác. Lý do là vì có nhiều người hoạt động trên mã nguồn, nên sẽ thường xuyên cập nhật, sửa chữa và nâng cấp phần mềm để cải tiến tốt hơn.
  • Open Source có tính chất ổn định nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển website trong thời gian dài.

mã nguồn mở

3.2. Nhược điểm

  • Tốc độ: Nếu thiết kế website bằng Open Source sẽ khiến website trở nên dư thừa code, nặng nề từ đó khiến cho tốc tốc độ tải trang chậm.
  • Dịch vụ hỗ trợ bị giới hạn: Vì mã nguồn mở được phát triển bởi các công ty nước ngoài. Vì vậy, các công ty không thể nắm rõ một cách chi tiết về website. Do đó, các nhà cung cấp sẽ gặp khó khăn trong việc khắc phục lỗi hoặc nâng cấp thêm chức năng.
  • Thiếu tính độc quyền: Hiện nay, tình trạng người dùng sở hữu cùng một dạng thiết kế là điều không thể tránh khỏi. Vì bất kỳ ai cũng có thể tạo được một web dù không có nhiều kinh nghiệm.

Hiện nay, có nhiều hạn chế nên nhiều cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng website nhằm mục đích kinh doanh và bán hàng thường tìm đến những dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, cao cấp, tính bảo mật cao.

4. Sự khác nhau giữa mã nguồn mở và mã nguồn đóng

Xét về bản chất hai loại mã nguồn này hoàn toàn khác nhau. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi so sánh sự khác nhau giữa chúng

  Mã nguồn mở Mã nguồn đóng
Khái niệm
  • Loại mã nguồn được chia sẻ công khai trên mạng, có thể tải xuống một cách dễ dàng không mất phí.
  • Khi tải mã nguồn này người dùng có thể chỉnh sửa để phù hợp nhu cầu sử dụng.
  • Loại mã nguồn được thiết kế bởi các lập trình viên. Toàn bộ các chức năng trên website đã được hoàn thiện và tích hợp sẵn.
  • Mỗi đơn vị đều sở hữu một bộ mã nguồn riêng cho quá trình thiết kế. Đây là những mã nguồn khi sử dụng phải cần có tài khoản.
Tính bảo mật
  • Được phát triển bởi cộng đồng các coder và developer. Có hàng ngàn người sử dụng.
  • Rất khó có thể bảo mật một cách tuyệt đối. Mặc dù có sự kiểm duyệt của đơn vị phát hành.
  • Dễ bị đánh cắp thông tin bởi các hacker.
  • Có cơ chế bảo mật riêng tư.
  • Được thiết kế theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Không bị dấu hiệu dư thừa chức năng trên trang web.
  • Hạn chế sự tấn công bởi hacker.

Chi phí

  • Toàn bộ các chức năng của mã nguồn mở đều miễn phí. Tuy nhiên để trang web thân thiện với người dùng cần trả thêm chi phí sử dụng. Mỗi tính năng sẽ có mức chi phí hoàn toàn khác nhau.
  • Tuy vậy, bạn nên cảnh giác vì mã nguồn miễn phí nên tính bảo mất không cao, dễ bị đánh cắp thông tin.
  • Mã nguồn đóng có chi phí cao hơn mã nguồn mở. Đặc biệt là chi phí sử dụng ban đầu.
  • Tuy nhiên,khi sử dụng người dùng nếu muốn năng cấp, thêm tính năng thì mức phí sẽ rẻ hơn.
Nâng cấp
  • Khi nâng cấp trang web bạn sẽ bỏ ra một khoản phí. Khi đó bạn sẽ được chỉnh sửa và nâng cấp theo yêu cầu trong thời gian nhanh nhất.
  • Mặc dù có thể chủ động trong việc nâng cấp. Nhưng bạn phải tuân thủ đúng nguyên tắc của nhà phát hành trong quá trình nâng cấp.
Hỗ trợ
  • Vì là bản miễn phí nên quá trình hỗ trợ sẽ gặp nhiều khó khăn.
  • Khi sử dụng mã nguồn đóng, nhà phát hành có trách nhiệm hỗ trợ bạn từng chi tiết về mã nguồn của họ.

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin cần biết về mã nguồn mở. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho mọi người trong việc lựa chọn mã nguồn phù hợp để sử dụng cho website của mình.

Xem thêm:

Tin liên quan

Zalo 0931 999 180
Đã copy số điện thoại vui lòng dán vào zalo.